Nội Dung Chính
Lào là một quốc gia nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi, trong đó 47 % diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viên Chăn, Chăm pa xắc…45% dân số sống ở vùng núi. Hiện nay Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85 % dân số sống bằng nghề nông.
Nền kinh tế Lào trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện hiệu quả. Phần lớn các mục tiêu kinh tế đều đạt.
Nền kinh tế phát triển nhanh kể từ khi Lào giảm dần quản lí nhà nước và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân vào năm 1986. Lào cũng đã mở một sở giao dịch chứng khoán vào năm 2011, đồng thời có vai trò như một nhà cung cấp thủy điện cho các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan.
Hợp tác kinh tế Việt Lào đã có sự phát triển trong hơn 15 năm trở lại đây. Thời gian qua, Việt Nam đã giúp Lào hiện đại háo nhiều tuyến đường huyết mạch, trong đó có tầm chiến lược như Đường 8, Đường 9, Đường 18B, Đường 12 nối liền với Việt Nam ra biển. Đồng thời những cảng Đà Nẵng, Cửa Lò, Xuân Hải, Vũng Áng của Việt Nam cũng đã và đang được nâng cấp để giúp Lào thuận lợi hơn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Các đường bay Hà Nội – Viên Chăn – thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – Luông Pha Băng cũng hoạt động nhịp nhàng.
Thời gian qua, hai nước đã cho thấy hiệu quả hợp tác kinh tế rất cao trên các lĩnh vực hai bên có tiềm năng như năng lượng, khai khoáng, trồng và chế biến cây công nghiệp, giao thông – vận tải, bưu chính viễn thông, thăm dò dầu khí, hàng không, du lịch…
Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam có vốn đầu tư lớn tại nước bạn Lào đều đánh giá cao triển vọng đầu tư tại Lào. Các dự án đầu tư đã đóng góp tích cực vào việc phát triển xây dựng hạ tầng cơ sở của Lào và góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.
Ngoài ra hai nước Việt Lào cũng thường xuyên trao đổi thông tin về các vấn đề quốc tế, phối hợp trong các hoạt động tại ASEAN, các tổ chức và diễn đàn hợp tác đa phương, tăng cường hợp tác sử dụng nguồn sông Mê kông. Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm hội nhập quốc tế để Lào tham khảo trong quá trình gia nhập WTO .
Chính vì vậy dịch thuật tiếng Lào kinh tế trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của nhiều tổ chức kinh tế, Tập đoàn, công ty tại Việt Nam và trên thế giới. Dịch thuật Tiếng Lào kinh tế được rất nhiều khách hàng quan tâm. Nếu quý khách hàng có nhu cầu dịch tài liệu kinh tế từ Tiếng Lào sang tiếng Việt hoặc ngược lại, hãy lựa chọn Công ty dịch thuật và phiên dịch Châu Á. Chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng và chia sẻ với quý vị.
Lĩnh vực kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn với rất nhiều chuyên ngành đặc thù như: Tài chính-ngân hàng, Kế toán-kiểm toán, Kinh tế đối ngoại, Chứng Khoán, Bảo Hiểm…đòi hỏi kỹ năng, trình độ dịch thuật lâu năm với nhiều kinh nghiệm chuyên sâu. Công ty Dịch thuật Châu Á nhận dịch thuật tiếng Lào kinh tế nhằm giúp xóa nhòa khoảng cách ngôn ngữ giữa doanh nghiệp hai nước khi có nhu cầu đầu tư vào nền kinh tế của nhau.
Hiện nay, văn phòng Dịch thuật Châu Á đã dịch thuật thành công các chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế gồm:
Tài chính-Kiểm toán-Ngân hàng:
-Dịch thuật báo cáo tài chính, báo cáo hợp nhất, báo cáo kế toán, doanh thu…
-Dịch thuật tài liệu kế toán, kiểm toán phục vụ mục đích kiểm toán theo tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế.
Chứng khoán-Bảo hiểm:
-Dịch thuật tài liệu, tin tức, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Chứng khoán.
-Dịch thuật luật định, quy chế, thông tư áp dụng trên thị trường Chứng khoán.
-Dịch thuật hợp đồng, quy định, các điều kiện liên quan đến các loại Bảo hiểm.
Nếu bạn muốn kí được hợp đồng kinh tế các dự án đầu tư tại Lào hãy tìm đến Dịch thuật Châu Á để nhận được dịch vụ dịch
thuật tiếng Lào kinh tế tốt nhất và sự hài lòng cao nhất. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để có thể phục vụ nhu cầu của
tất cả các Quý khách hàng.