Tổng quan về du lịch của đất nước Lào

Tổng quan về du lịch của đất nước Lào, Bạn đã tìm hiểu về đất nước Lào chưa?

Giới thiệu một số thông tin cơ bản về nước Lào

Tổng diện tích: 236.000 Km2
Dân số: 5.200.000 người
Thủ Đô: Vientiane
Ngôn ngữ: Lào, Thổ ngữ, Pháp, Anh
Chính thể: Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào
Chủ Tịch Nước: Khamtay Siphandone
Thủ Tướng: Sisavath Keobounphanh

1. Tiền tệ Lào

KIP là đơn vị tiền tệ chính của Lào. US Dollar và tiền Bath của Thái Lan cũng rất thông dụng. Tuy nhiên việc sử dụng các loại credit cards thường không được chấp nhận, ngoại trừ ở thủ đô Vientaine.

2. Các địa chỉ ở Lào cần biết

Các lãnh sự – đại sứ quán của các nước ở Lào:

– Australia: Thanon Phonxay – Tel: 413600 – 413805
– Cambodia: Thanon Tha Dueha, Ban That Khao – Tel: 314952
– China: Thanon Wat Nak Nyai – Tel: 315103
– France: Thanon Setthathirat – Tel: 215258 – 215259
– Germany: Thanon Sok Pa Luang 26 – Tel: 312111 – 312110
– Indonesia: Thanon Phon Kheng – Tel: 413910
– Malaysia: Thanon That Luang – Tel: 414205
– Myanmar (Burma): Thanon Sok Pa Luang – Tel: 314910
– Philippines: Thanon Salakokthan – Tel: 315179
– Singapore: Nong Bone Rd, Unit 12 Thanon Ban Naxay – Tel: 416860
– Thailand: Thanon Phonkheng – Tel: 214582 – 214585
– USA: Thanon That Dam (Bartholomie) – Tel: 212581 – 212582
– Vietnam: Thanon That Luang – Tel: 413400 – 413403

3. Thời tiết và khí hậu ở Lào

Khí hậu của du lịch Lào thuộc loại khí hậu gió mùa khô và ẩm được chia thành 03 giai đoạn : Từ tháng 5 đến tháng 10 có mưa nhiều do gió mùa Tây Nam thổi về, nhiệt độ trung bình là 29 độ C. Từ tháng 11 đến giữa tháng 2 khí hậu khô, nhiệt độ thấp khoảng 15 độ C. Từ tháng 3 đến tháng 5 rất nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 38 độ C.

4. Địa lý hình thể Lào

Vương quốc Lào là một quốc gia nằm lọt giữa các quốc gia khác bao quanh như Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với diện tích khoảng 235.000 Km2, nằm giữa Vỉ độ Bắc 14 – 23 và Kinh độ Đông 100 – 108, Núi và rừng chiếm hầu hết diện tích đất đai, Lào trở thành một quốc gia nhiệt đới tiêu biểu.

Sông Mekong có tổng chiều dài là 4.350 Km phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Cambốt và Việt Nam. Nơi rộng nhất của dòng sông vào mùa mưa lũ đo được ở Si Phan Don là 14 Km. Vào mùa nước nổi, các tàu thuyền buôn từ Vân Nam (Trung Hoa) xuôi dòng xuống Lào mang theo các loại máy móc để bán và ngược lại mua gỗ chở về. Tất cả các nhánh sông phía Tây đều đổ vào sông Mekong, còn các nhánh sông phía Đông đều đổ ra Vịnh Bắc Bộ ( Việt Nam ). Đi du lịch Lào du khách có thể nhận thấy chính nhờ vào đồng bằng Sông Mekong, đã tạo cho Lào 2 vựa lúa phì nhiêu ở Viên Chăn và Savanakhet, và cũng nơi tập trung dân cư đông đúc nhật của Lào. Ngoài ra Các đập thủy điện cung ứng điện năng cho cả nước và còn có thừa để bán sang Thái Lan, nguồn lợi này đã góp phần quan trọng vào ngân sách quốc gia. Lào còn có các cao nguyên nổi tiếng như Khâm Muộn, Bolaven, và Xiêng Khoẳng là nơi có Cánh Đồng Chum, một di chỉ của người cổ đại còn tồn tại.

5. Tôn giáo ở Lào

Phật giáo được chọn là Quốc giáo ở đất nước du lịch Lào. Hiện có khoảng 60% dân số theo Phật giáo Tiểu thừa. Tôn giáo nầy đã du nhập vào Lào từ khoảng cuối thế kỷ 13 dưới đời vua Fa Ngum, nhưng phát triển rất chậm. Mãi đên cuối thế kỷ 17, Phật giáo mới chính thức được công nhận là Quốc Giáo và được đưa vào chương trình giáo dục ở các trường học.

Ngoài ra còn có các tôn giáo riêng của từng nhóm sắc tộc. Họ tín ngưỡng và thờ các Thần Linh theo tập tục của Tổ Tiên của họ. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo chiếm tỉ lệ rất ít.

6. Lịch sử tóm tắt

 

 1353  Vua Fa Ngum lên ngôi và trị vì Vương Quốc Lào. Lập ra triều đại Lan Xang
 1421  Cháu Vua Fa Ngum là Samsenthai qua đời. Triều đại Lan Xang sụp đổ. Đất nước rơi vào chiến tranh loạn lạc.
 1520   Vua Phothisarat lên ngôi, dời Kinh đô về Vientiane
 1637  Sulinya Vongsa chiếm ngai vàng và trị vì Lào trong 57 năm. Đây là thời kỳ vàng son của Vương Quốc Lào
 1694  Vua Sulinya Vongsa băng hà. Triều đại Lan Xang lại tan rã.
 1885   Những cuộc xâm lăng liên tiếp đã khiến Vương Quốc Lào bị phân chia thành nhiều tiểu quốc và đặt dưới sự thống trị của người Thái Lan.
 1893 –1907  Hiệp ước Pháp – Thái Lan đã giúp cho Pháp chiếm đóng và cai trị phần lãnh thổ phía Đông Lào
 1896-1897  Biên giới Lào bị chia cắt bởi Trung Hoa, Thái Lan và Anh
 1941  Thế chiến thứ II – Nhật chiếm Lào
 1945  Vua Sisavang Vong bị người Nhật ép tuyên bố độc lập. Nhưng quân đội Pháp đã nhảy dù đổ bộ vào chiếm đóng Lào và tuyên bố Lào là thuộc địa của Pháp
 1945-1949  Các phong trào kháng Pháp lan rộng. Lào càng lúc càng suy yếu
 1949  Pháp nhìn nhận Lào thuộc Hiệp hội quốc gia độc lập của Pháp
 1950  Lực lượng Cộng sản Lào lớn mạnh khắp vùng Pathet Lào với sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 1953  Hiệp Định Pháp – Lào thừa nhận chủ quyền của Lào
 1957  Thành lập Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia đệ nhất
 1958  Chính Phủ bị lật đổ bởi phe cực Hữu. Hoa Kỳ chống vai cho Uỷ Ban Quyền Lợi Quốc Phòng
 1960  Cánh Hữu được CIA dựng lên qua cuộc tuyển cử Quốc gia, nhằm lật đổ Chính Quyền đương nhiệm
 1961  Tổng Thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy tuyên bố can thiệp vào Lào để ngăn chận Đảng Cộng Sản nắm quyền Lào
 1962  Hiệp Định Geneve nhìn nhận Quốc Gia Lào độc lập và trung lập Thành lập Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia đệ nhị
 1964  Hàng loạt các cuộc nổi dậy của lực lượng Pathet Lào đối kháng với lực lượng cánh hữu và trung lập. Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu ném bom nhắm vào Lực Lượng Cộng Sản Lào
 1964 -1973  Chiến tranh Động Dương lan rộng. Hoa Kỳ ném bom Đông Lào
 1973  Thương thuyết ngừng bắn ký kết. Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia Dự phòng được thành lập,
1975 Sự đe doạ trừng phạt đã khiến nhóm cực hữu và các thành viên Chính Phủ bỏ trốn khỏi Lào. Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia Dự phòng tan rã. Đảng Cách Mạng Nhân Dân Lào thuyên bố thành Đảng Cầm Quyền và đổi tên nước thành Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, Do Chủ Tịch Kaysone Phomvihane lãnh đạo
 1987-1988  Cuộc chiến tranh biên giới giữa Lào và Thái xảy ra
 1997  Lào chính thức là thành viên của Hiệp Hội các Nước Đông Nam Á – ASEAN

7. LỄ HỘI Ở LÀO


Tết Lào ( Pii Mai Lao khoảng ngày 13 đến ngày 16 tháng 1 DL )
Tục lệ té nước vào người để chúc may mắn và sức khoẻ. Boun Khao Phansaa ( ngày 19 tháng 7 DL )
Lễ đầu Mùa Chay: Lễ thường được tổ chức ở các Chùa
Boun Ouk Phansaa
Lễ Cuối Mùa Chay: Lễ được tổ chức từ lúc bình minh tại các Chùa cho đến lúc hoàng hôn. Mọi người hành lễ rước đèn, sau đó cắm vào những chiếc thuyền giấy nhỏ đem thả trôi trên sông Boun Souang Heua
Lễ hội đua thuyền độc mộc ở Boun That Luang ( ngày 14 tháng 11 DL )
Rate this post